“Mầm đá” nghe có vẻ gợi nhớ về “món ngon
dâng vua” của Trạng Quỳnh năm xưa nhỉ? Nhưng chế biến món này thực không lâu
như món ăn của Trạng Quỳnh, bởi lẽ, chỉ cần sơ sẩy vài giây, món CẢI MẦM ĐÁ
SAPA sẽ rất dễ bị nhũn. Lạ thế!
Cải mầm đá vừa là một thức ăn vừa là một
vị thuốc để bồi bổ xương khớp, có tác dụng giã rượu. Ăn khá giống cải ngồng bán
ngoài chợ, nhưng mềm và ngọt hơn. Cải mầm đá có nhiều nhánh mọc ra (trông như
cái móng heo – nhưng mà màu xanh rất tươi và non). Cả một cây cải mầm đá có rất
nhiều “mầm” như vậy, trông rất thú vị.
Cách chế biến Cải mầm đá phổ biến nhất là
luộc. Nói là luộc thế thôi, chứ kỳ thực chỉ cần nhúng sơ qua là các ngồng cải
đã ăn được rồi. Món này ăn sần sật mới ngon chứ để chín kỹ, ăn nát, rất phí.
Cải mầm đá có thể chấm với nước mắm trứng hoặc với vừng lạc. Dù sao, đây vẫn là
cách chế biến quen thuộc của những người thích thưởng thức hương vị thuần khiết
nhất của món cải.
Nhưng xào cải mầm đá mới được nhiều người
ưa chuộng, nhất là xào với thịt trâu. Này nhé, cải mầm đá được trồng chủ yếu ở
trên núi, vào mua lạnh, vì vậy mà nõn cải trông rất béo và xanh non. Khi luộc,
vị ngọt của cải tiết ra nước, nhưng khi xào, vị ngọt ấy ngấm ngược vào thịt
trâu.
Khi xào chỉ cần tuân thủ theo lối ăn “sần
sật, giòn giòn chín tới” của cải mầm đá là đã có một món ăn thật tuyệt. Vì vậy,
khi xảo lửa phải vừa, tay đảo nhanh, liên tục. Ai lên Sapa chắc hẳn đã nghe
danh “Sapa đệ nhất món” mà dân nhậu vẫn từng đồn đại. Chính là món cải mầm đá
xào này đây!
Kiến chúa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét